Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Tiêu chí tuyển dụng - la bàn tìm người tài




Tiêu chuẩn năng lực cốt lõi cho vị trí công việc bao gồm: kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), tố chất/thái độ (Attitude




Cũng không ít ứng viên phải “bỏ của chạy lấy người” sau vài tuần hội nhập. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những điều được cho là mang tính quyết định là tiêu chí tuyển dụng.
Tiêu chí tuyển dụng là gì?

Hiểu nôm na, tiêu chí tuyển dụng là những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên phải đạt được. Thông thường, tiêu chí tuyển dụng cũng chính là tiêu chuẩn năng lực cốt lõi cho vị trí công việc, bao gồm: kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), tố chất/thái độ (Attitude) (theo Mô hình năng lực ASK).

Hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng tiêu chí tuyển dụng chỉ chăm chăm vào kiến thức, thứ đến mới tới kỹ năng và gần như không đề cập tới tố chất/thái độ. Hoặc nếu có xây dựng tiêu chí này thì cũng rất chung chung, áp dụng cho hầu hết các vị trí, đại loại như trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, nhiệt tình, năng động…

Ai cũng biết, những người trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, nhiệt tình, năng động… đều rất đáng quý. Nhưng, có dễ không, để tìm được một người hoàn hảo như thế !?

Gỡ rối

Kiến thức là quan trọng. Nhưng nếu chỉ “biết” (có kiến thức) mà không “làm được” (có kỹ năng) thì cũng không ích lợi gì. Vì vậy, thay vì chú trọng vào tiêu chí kiến thức, chúng ta nên quan tâm hơn đến tiêu chí kỹ năng.

Tuy nhiên, người có kỹ năng phù hợp thì chỉ có thể “làm được” còn để thành công và gắn bó lâu dài được với doanh nghiệp, cần phải có cả tố chất/ thái độ phù hợp.

Thế giới loài người được chia thành 32 nhóm tố chất (có thể ít hay nhiều hơn tuỳ theo cách chia). Mỗi nhóm tố chất phù hợp với một nghề hay nhóm nghề. Nếu chúng ta chọn được đúng người có tố chất phù hợp với công việc và văn hoá doanh nghiệp thì người đó sẽ rất dễ dàng hội nhập và nhanh chóng thành công.

Vì vậy, khi xây dựng mô hình năng lực nói chung và tiêu chí tuyển dụng nói riêng, nếu chúng ta xây dựng và đánh giá được Attitude tốt thì xem như chúng ta đã thành công hơn 80% công việc.

Vấn đề là xây dựng tiêu chí Attitude đã khó, xây dựng thước đo và phương pháp đánh giá lại càng khó hơn. Đó là nguyên nhân hầu hết doanh nghiệp không làm hoặc làm chưa thành công.

Làm thế nào để xây dựng Attitude tốt?

Attitude chủ yếu thuộc về bẩm sinh và một phần phụ thuộc vào giáo dục và môi trường sống. Vì vậy, người xây dựng Attitude cần phải có kiến thức tốt về tâm lý học và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn năng lực. Nếu chưa đủ năng lực, doanh nghiệp có thể nhờ chuyên gia hỗ trợ.

Song song với bộ tiêu chuẩn Attitude là bộ thước đo phù hợp, vì nếu có tiêu chuẩn tốt nhưng không biết làm thế nào để đánh giá thì cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Bộ thước đo cần đơn giản, dễ đánh giá. Có thể xây dựng bộ thước đo dưới dạng trắc nghiệm nhanh. Với bài trắc nghiệm Attitude, càng làm nhanh, kết quả càng chính xác vì khi đó, người thực hiện không có thời gian để suy nghĩ nên câu trả lời xuất phát từ vô thức. Vô thức luôn luôn chân thực.

Có được tiêu chí phù hợp rồi, công tác truyền thông cũng không kém phần quan trọng.

Tiêu chí phù hợp chỉ thực sự mang lại hiệu quả tốt khi được quán triệt một cách đầy đủ và chính xác trong bộ phận tuyển dụng. Tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” sẽ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp, mà còn có thể làm tổn thương ứng viên.


Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn






Đăng ký bản tin : Nguon tin

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Nhà tuyển dụng 'muốn gì' khi hỏi: Vị trí của bạn ở đâu trong 5 năm tới?



David Wishon, giám đốc mạng việc làm Monster cho biết: “Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là để hiểu về kế hoạch tìm kiếm phát triển sự nghiệp trong tương lai dài hạn của ứng viên chứ không chỉ đơn giản là mục tiêu cho công việc trước mắt. Ngoài ra, họ còn muốn tìm hiểu xem liệu mục tiêu của ứng viên có cùng chí hướng với công ty hay không và kế hoạch đó có thực tế không?”.


Đại diện của Dale Kurow, một công ty đào tạo quản lý có trụ sở tại New York (Mỹ) nói phản ứng của ứng viên với câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được họ có sẵn sàng làm việc, gắn bó với công ty trong dài hạn hay không.

Dưới đây là những kỳ vọng mà nhà tuyển dụng muốn có từ ứng viên với câu hỏi: Sự nghiệp của bạn sẽ ở đâu trong vòng 5 năm tới?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá cách phản ứng của bạn với câu hỏi này.

Wishon nói: “Đừng cố chạy theo tham vọng mà không có kế hoạch dài hạn cụ thể”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn dành một ít phút để suy nghĩ về câu hỏi này và có một sơ đồ kế hoạch cơ bản. Đồng thời cho họ thấy bạn hoàn toàn linh hoạt và không bị cố định theo như kế hoạch đó.

“Ai cũng hiểu sẽ có những điều phải thay đổi, bạn cần phải tạo ra sự cân bằng giữa việc thực hiện kế hoạch bạn muốn với việc chấp nhận sự thật rằng con đường đó có thể bị thay đổi, xáo trộn”, Wishon nói.

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có mục tiêu thực tế và không quá xa vời.

“Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn không đang theo đuổi một tham vọng quá xa vời. Không có vấn đề gì nếu bạn đề cập đến tương lai được thăng chức trong công ty nhưng sẽ là hơi quá nếu bạn nói mong muốn trở thành CEO trong vòng 5 năm nữa khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí ‘cỏn con’”, Wishon chia sẻ.

Nhà tuyển dụng muốn thấy khát vọng được làm việc hơn là thăng chức.

“Nhà tuyển dụng không muốn nghe bạn nói rằng muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn chỉ trong vòng 1 năm hoặc thậm chí đề cập đến việc có thừa khả năng đảm đương vị trí hiện tại của ông chủ ở công ty. Đừng đe dọa đến sự nghiệp của bất kỳ ai và cho họ biết bạn nhận thức được việc cần phải mất một thời gian làm việc, cống hiến hết mình trước khi nghĩ đến vấn đề thăng chức”.

Thậm chí, cần phải nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng "lăn xả" làm việc phục vụ cho con đường sự nghiệp sắp tới trong công ty.

Nhà tuyển dụng muốn biết lòng trung thành của bạn và cam kết gắn bó với công ty trong vòng 5 năm tới.


Nhiều công ty đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để tuyển dụng và đào tạo ứng viên. Vì thế, họ không muốn mất họ chỉ 1 hoặc 2 năm sau khi tuyển dụng. Các ứng viên nên đặc biệt tránh đề cập đến mong muốn mở một công ty khác, trong một ngành công nghiệp khác hay nắm giữ một vai trò khác xa so với vị trí bạn đang tuyển dụng (mặc dù bạn đang thật sự suy nghĩ như vậy).

Nhà tuyển dụng muốn nghe về tầm quan trọng của vị trí bạn ứng tuyển trong kế hoạch sự nghiệp dài hạn của bạn.

“Cần phải chắc chắn rằng vị trí mà bạn đang tuyển dụng đóng một vai trò quan trọng, là bước đầu tiên hỗ trợ cho kế hoạch mà bạn đưa ra cho câu trả lời về sự nghiệp trong vòng 5 năm tới. Hãy cho họ biết bạn sẽ đạt được kế hoạch đã đề ra bằng cách thực hiện công việc này ở tổ chức đó như thế nào”.

Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ về kế hoạch đóng góp cho sự phát triển của công ty trong những năm tới.

Để chắc chắn kế hoạch bạn đặt ra cho sự nghiệp tương đồng và cùng chí hướng với mục tiêu phát triển của công ty, bạn hãy bắt đầu với câu hỏi họ nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì cho vai trò này và đưa ra câu trả lời phù hợp.




Đăng ký bản tin : Nguon tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục

Được tạo bởi Blogger.

Text Widget

Sample Text

Advertising

Unordered List

Support

Contact

Recent Posts

Definition List