Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Kỹ năng quản lý - Lao động

Trong giới doanh nghiệp hiện nay, những người lãnh đạo được đánh giá thông qua thành tích của nhóm, phòng, ban mà họ đang quản lý. Do vậy, nếu nhóm của bạn chưa phản ánh được đúng như yêu cầu cấp trên đề ra thì cần phải xem xét lại cách quản lý của bạn.


Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Đừng nghĩ ứng viên gật đầu là quá trình tuyển dụng chấm dứt!


Tuyển dụng luôn là mối đe doạ lớn đối với sự tồn tại của các công ty mới khởi nghiệp. Lý do là bởi quá trình này không chỉ tốn nhiều thời gian mà doanh nghiệp còn phải cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm và thu hút được nhân tài. Thêm nữa, quá trình này dường như không làm tăng hiệu quả phát triển về sản phẩm, kỹ thật, bán hàng, tiếp thị, huy động vốn của công ty. Nó tiêu tốn thời gian, năng lượng và cả tiền bạc.


Dưới đây là bài chia sẻ của doanh nhân Mark Suster về một sai lầm tai hại mà nhiều nhà tuyển dụng mắc phải.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Tiêu chí tuyển dụng - la bàn tìm người tài




Tiêu chuẩn năng lực cốt lõi cho vị trí công việc bao gồm: kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), tố chất/thái độ (Attitude




Cũng không ít ứng viên phải “bỏ của chạy lấy người” sau vài tuần hội nhập. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những điều được cho là mang tính quyết định là tiêu chí tuyển dụng.
Tiêu chí tuyển dụng là gì?

Hiểu nôm na, tiêu chí tuyển dụng là những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên phải đạt được. Thông thường, tiêu chí tuyển dụng cũng chính là tiêu chuẩn năng lực cốt lõi cho vị trí công việc, bao gồm: kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skill), tố chất/thái độ (Attitude) (theo Mô hình năng lực ASK).

Hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng tiêu chí tuyển dụng chỉ chăm chăm vào kiến thức, thứ đến mới tới kỹ năng và gần như không đề cập tới tố chất/thái độ. Hoặc nếu có xây dựng tiêu chí này thì cũng rất chung chung, áp dụng cho hầu hết các vị trí, đại loại như trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, nhiệt tình, năng động…

Ai cũng biết, những người trung thực, cẩn thận, chăm chỉ, nhiệt tình, năng động… đều rất đáng quý. Nhưng, có dễ không, để tìm được một người hoàn hảo như thế !?

Gỡ rối

Kiến thức là quan trọng. Nhưng nếu chỉ “biết” (có kiến thức) mà không “làm được” (có kỹ năng) thì cũng không ích lợi gì. Vì vậy, thay vì chú trọng vào tiêu chí kiến thức, chúng ta nên quan tâm hơn đến tiêu chí kỹ năng.

Tuy nhiên, người có kỹ năng phù hợp thì chỉ có thể “làm được” còn để thành công và gắn bó lâu dài được với doanh nghiệp, cần phải có cả tố chất/ thái độ phù hợp.

Thế giới loài người được chia thành 32 nhóm tố chất (có thể ít hay nhiều hơn tuỳ theo cách chia). Mỗi nhóm tố chất phù hợp với một nghề hay nhóm nghề. Nếu chúng ta chọn được đúng người có tố chất phù hợp với công việc và văn hoá doanh nghiệp thì người đó sẽ rất dễ dàng hội nhập và nhanh chóng thành công.

Vì vậy, khi xây dựng mô hình năng lực nói chung và tiêu chí tuyển dụng nói riêng, nếu chúng ta xây dựng và đánh giá được Attitude tốt thì xem như chúng ta đã thành công hơn 80% công việc.

Vấn đề là xây dựng tiêu chí Attitude đã khó, xây dựng thước đo và phương pháp đánh giá lại càng khó hơn. Đó là nguyên nhân hầu hết doanh nghiệp không làm hoặc làm chưa thành công.

Làm thế nào để xây dựng Attitude tốt?

Attitude chủ yếu thuộc về bẩm sinh và một phần phụ thuộc vào giáo dục và môi trường sống. Vì vậy, người xây dựng Attitude cần phải có kiến thức tốt về tâm lý học và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn năng lực. Nếu chưa đủ năng lực, doanh nghiệp có thể nhờ chuyên gia hỗ trợ.

Song song với bộ tiêu chuẩn Attitude là bộ thước đo phù hợp, vì nếu có tiêu chuẩn tốt nhưng không biết làm thế nào để đánh giá thì cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Bộ thước đo cần đơn giản, dễ đánh giá. Có thể xây dựng bộ thước đo dưới dạng trắc nghiệm nhanh. Với bài trắc nghiệm Attitude, càng làm nhanh, kết quả càng chính xác vì khi đó, người thực hiện không có thời gian để suy nghĩ nên câu trả lời xuất phát từ vô thức. Vô thức luôn luôn chân thực.

Có được tiêu chí phù hợp rồi, công tác truyền thông cũng không kém phần quan trọng.

Tiêu chí phù hợp chỉ thực sự mang lại hiệu quả tốt khi được quán triệt một cách đầy đủ và chính xác trong bộ phận tuyển dụng. Tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” sẽ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp, mà còn có thể làm tổn thương ứng viên.


Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn






Đăng ký bản tin : Nguon tin

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Nhà tuyển dụng 'muốn gì' khi hỏi: Vị trí của bạn ở đâu trong 5 năm tới?



David Wishon, giám đốc mạng việc làm Monster cho biết: “Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là để hiểu về kế hoạch tìm kiếm phát triển sự nghiệp trong tương lai dài hạn của ứng viên chứ không chỉ đơn giản là mục tiêu cho công việc trước mắt. Ngoài ra, họ còn muốn tìm hiểu xem liệu mục tiêu của ứng viên có cùng chí hướng với công ty hay không và kế hoạch đó có thực tế không?”.


Đại diện của Dale Kurow, một công ty đào tạo quản lý có trụ sở tại New York (Mỹ) nói phản ứng của ứng viên với câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được họ có sẵn sàng làm việc, gắn bó với công ty trong dài hạn hay không.

Dưới đây là những kỳ vọng mà nhà tuyển dụng muốn có từ ứng viên với câu hỏi: Sự nghiệp của bạn sẽ ở đâu trong vòng 5 năm tới?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá cách phản ứng của bạn với câu hỏi này.

Wishon nói: “Đừng cố chạy theo tham vọng mà không có kế hoạch dài hạn cụ thể”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn dành một ít phút để suy nghĩ về câu hỏi này và có một sơ đồ kế hoạch cơ bản. Đồng thời cho họ thấy bạn hoàn toàn linh hoạt và không bị cố định theo như kế hoạch đó.

“Ai cũng hiểu sẽ có những điều phải thay đổi, bạn cần phải tạo ra sự cân bằng giữa việc thực hiện kế hoạch bạn muốn với việc chấp nhận sự thật rằng con đường đó có thể bị thay đổi, xáo trộn”, Wishon nói.

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có mục tiêu thực tế và không quá xa vời.

“Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn không đang theo đuổi một tham vọng quá xa vời. Không có vấn đề gì nếu bạn đề cập đến tương lai được thăng chức trong công ty nhưng sẽ là hơi quá nếu bạn nói mong muốn trở thành CEO trong vòng 5 năm nữa khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí ‘cỏn con’”, Wishon chia sẻ.

Nhà tuyển dụng muốn thấy khát vọng được làm việc hơn là thăng chức.

“Nhà tuyển dụng không muốn nghe bạn nói rằng muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn chỉ trong vòng 1 năm hoặc thậm chí đề cập đến việc có thừa khả năng đảm đương vị trí hiện tại của ông chủ ở công ty. Đừng đe dọa đến sự nghiệp của bất kỳ ai và cho họ biết bạn nhận thức được việc cần phải mất một thời gian làm việc, cống hiến hết mình trước khi nghĩ đến vấn đề thăng chức”.

Thậm chí, cần phải nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng "lăn xả" làm việc phục vụ cho con đường sự nghiệp sắp tới trong công ty.

Nhà tuyển dụng muốn biết lòng trung thành của bạn và cam kết gắn bó với công ty trong vòng 5 năm tới.


Nhiều công ty đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để tuyển dụng và đào tạo ứng viên. Vì thế, họ không muốn mất họ chỉ 1 hoặc 2 năm sau khi tuyển dụng. Các ứng viên nên đặc biệt tránh đề cập đến mong muốn mở một công ty khác, trong một ngành công nghiệp khác hay nắm giữ một vai trò khác xa so với vị trí bạn đang tuyển dụng (mặc dù bạn đang thật sự suy nghĩ như vậy).

Nhà tuyển dụng muốn nghe về tầm quan trọng của vị trí bạn ứng tuyển trong kế hoạch sự nghiệp dài hạn của bạn.

“Cần phải chắc chắn rằng vị trí mà bạn đang tuyển dụng đóng một vai trò quan trọng, là bước đầu tiên hỗ trợ cho kế hoạch mà bạn đưa ra cho câu trả lời về sự nghiệp trong vòng 5 năm tới. Hãy cho họ biết bạn sẽ đạt được kế hoạch đã đề ra bằng cách thực hiện công việc này ở tổ chức đó như thế nào”.

Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ về kế hoạch đóng góp cho sự phát triển của công ty trong những năm tới.

Để chắc chắn kế hoạch bạn đặt ra cho sự nghiệp tương đồng và cùng chí hướng với mục tiêu phát triển của công ty, bạn hãy bắt đầu với câu hỏi họ nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì cho vai trò này và đưa ra câu trả lời phù hợp.




Đăng ký bản tin : Nguon tin

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Muốn khởi nghiệp phải có kế hoạch





Muốn khởi nghiệp phải có kế hoạch


TT - “Khởi nghiệp” là điều mà sinh viên luôn luôn nghĩ tới nhưng cũng là điều... nghĩ mãi không ra! Làm thế nào, làm gì, làm ra sao?... 
Những băn khoăn đó của sinh viên đã được anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, chia sẻ tại buổi giao lưu “Khởi nghiệp từ tay trắng” vừa diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
nguontinviet.com






Anh Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ: Khi tốt nghiệp ĐH, anh được nhận vào làm việc ở một công ty nhà nước chuyên về khí đốt. Lúc đầu, anh tự vẽ ra cho mình một kế hoạch làm việc khá... hoành tráng với những ý tưởng “khuynh trời đạp đất”. Thế nhưng khi chính thức vào làm việc thì công việc hằng ngày của anh là... pha trà, mua cơm hộp cho anh chị em trong phòng, photo giấy tờ... Thất vọng não nề! Anh bảo: “Lúc đó tôi đưa ra cho mình hai sự lựa chọn: một là ở lại công ty và làm tốt những công việc bình thường, hai là nghỉ việc. Cuối cùng tôi chọn ở lại công ty”. Anh Tuấn Quỳnh nói: “Đừng bao giờ nghĩ những việc làm bình thường đó là vô bổ. Nếu bạn không làm tốt những công việc bình thường thì không ai tin tưởng giao cho bạn những công việc tốt hơn”.

Một sinh viên đặt câu hỏi: “Phải làm sao khi ý tưởng khởi nghiệp của mình bị bạn bè, gia đình phản đối?”. Anh Quỳnh tư vấn: phải có kế hoạch mới thuyết phục được người khác, nhiều bạn chỉ nghĩ tới công việc mà thiếu kế hoạch, nhất là thiếu nghiên cứu thị trường hoặc đánh giá thấp nó. Để khởi nghiệp, bạn phải vẽ ra một dự án kinh doanh, phải viết ra trên giấy rõ ràng, cụ thể và phải có ít nhất ba người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó cùng chia sẻ, phản biện. “Khi đã có kế hoạch cụ thể bạn mới thuyết phục được người khác, thuyết phục được các nhà đầu tư. Các bạn nên nhớ rằng: ý tưởng kinh doanh không quan trọng bằng đội ngũ những người cùng hợp tác với bạn. Tài sản lớn nhất của người làm kinh doanh là mối quan hệ. Chúng ta không thể khởi nghiệp, không thể kinh doanh mà không có mối quan hệ” - anh nói.


Một nữ sinh viên ngành kế hoạch đầu tư phân vân: “Chúng em là sinh viên mới ra trường nhưng các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng thì đòi hỏi kinh nghiệm, vậy tụi em làm gì để có kinh nghiệm?”. Anh Quỳnh chia sẻ: Khi các công ty tuyển dụng sinh viên mới ra trường thì họ hiểu rất rõ sinh viên như thế nào và chỉ khi nào tuyển quản lý cấp cao họ mới đòi hỏi kinh nghiệm. Nhưng họ sẽ đòi hỏi ở sinh viên những điều như: bạn có tham gia công tác đoàn, công tác xã hội, hoạt động thiện nguyện, có giỏi ngoại ngữ không, điểm số môn chuyên ngành có giỏi không...


“Dù làm việc ở vị trí nào, lĩnh vực nào cũng phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực đó. Muốn thế phải có đủ ba điều kiện là: đam mê, thầy giỏi và khổ luyện. Để thành công trong cuộc sống cần phải có ba yếu tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức. Trong ba yếu tố đó, thái độ làm việc là quan trọng nhất bởi kiến thức, kỹ năng có thể học, bổ sung nhưng thái độ làm việc là máu thịt của mỗi người, ít ai thay đổi được” - anh Tuấn Quỳnh nói với các bạn trẻ.


LÊ QUANG PHƯƠNG












Đăng ký: Bản tin Việc Làm




Nguồn tin

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Công việc của thư ký phòng kinh doanh?

Công việc của thư ký phòng kinh doanh?




TTO - * Em sắp vào làm trong một công ty bất động sản, vị trí thư ký và hỗ trợ hành chính phòng kinh doanh. Mong chương trình cho em biết nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này là gì? (Thái Thị Thùy Vân)
- Chào bạn. Tên gọi thư ký và hỗ trợ hành chính phòng kinh doanh là thể hiện chức năng chính của công việc bạn sắp vào làm. Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhận các công việc sau:

+ Ghi nhận, tổng hợp và lưu trữ các thông tin một cách bài bản, hệ thống nhằm giúp các đồng nghiệp trong phòng dễ dàng tìm kiếm lại khi cần;

+ Liên hệ, sắp xếp để những người liên quan hay khách hàng tham gia đầy đủ vào một cuộc hẹn hay một buổi họp;

+ Hỗ trợ soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của đồng nghiệp, cấp trên;

+ Đảm bảo truyền đạt các thông tin công việc trong nội bộ phòng và với bên ngoài theo yêu cầu cấp trên bằng các hình thức như email, điện thoại, thư từ, công văn…

Để làm tốt hơn vị trí này trong phòng kinh doanh, bạn cần tập trung nâng cao khả năng soạn thảo hợp đồng, đọc hiểu được chính xác các từ ngữ chuyên môn về sản phẩm/dịch vụ của công ty để tránh sai sót khi soạn thảo hoặc diễn giải sai ý khi truyền đạt thông tin.

Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng là nơi tiếp xúc thường xuyên với khách hàng bên ngoài nên bạn cần nâng cao kỹ năng giao tiếp (trực tiếp/qua điện thoại/email). Tiếng Anh tốt và thuần thục vi tính văn phòng cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

Chúc bạn hoàn thành tốt công việc!

ĐỖ THỊ HÒA

(giám đốc Công ty Career Planning)


Nguồn tin

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

16 câu hỏi tuyển dụng kì quặc từ các hãng công nghệ Mỹ






Các bài phỏng vấn tại các công ty công nghệ luôn cực kì khó nhằn. Họ không chỉ thử thách hiểu biết kỹ thuật và kinh doanh của bạn mà còn đưa ra những câu hỏi "quái chiêu" như "Vì sao bóng tennis lại có lông?" để xem phản ứng và để nhằm đánh giá cá tính của bạn.










Trang tuyển dụng Glassdoor vừa tổng hợp lại hàng chục nghìn câu hỏi phỏng vấn trong năm vừa qua để đưa ra các câu hỏi quái chiêu nhất của các công ty công nghệ. 



1. Nếu bạn có thể tổ chức một cuộc diễu hành với bất kì qui mô nào trong văn phòng của Zappos, đó sẽ là cuộc tuần hành như thế nào?

(Zappos Family, một công ty bán quần áo qua mạng. Vị trí Thành viên Đội Chăm sóc Lòng trung thành của Khách hàng)


Câu trả lời gợi ý: Dĩ nhiên đó sẽ là một cuộc diễu hành "High caliber" (Chơi chữ: "High caliber" vừa có nghĩa là qui mô lớn, vừa là cụm từ để chỉ những người thuộc "đẳng cấp cao").


2. "Bạn may mắn đến mức nào, và tại sao bạn nghĩ mình may mắn?"

(Airbnb, một dịch vụ online cho phép bạn rao tin cho thuê nhà, không gian ngắn hạn. Vị trí: Quản lý Nội dung)

Câu trả lời gợi ý: Tôi rất may mắn. Trong số tất cả những người đã ứng tuyển vào vị trí này, tôi sẽ là người thành công.


3. "Nếu bạn là người giao pizza, bạn sẽ hưởng lợi như thế nào từ chiếc kéo?"
(Apple. Vị trí: Chuyên gia)


Câu trả lời gợi ý: Tôi sẽ dùng kéo để cắt pizza và đồng thời để làm tuốc-nơ-vít.





4. "Bạn là thợ săn hay người hái lượm?"
(Dell. Vị trí: Quản lý tài khoản)

Câu trả lời gợi ý: Thợ săn. Chắc chắn là như vậy rồi.


5. "Nếu bạn phải ra đảo và chỉ được mang 3 thứ, bạn sẽ mang những gì?"
(Yahoo. Vị trí: Chuyên viên phân tích Chất lượng Tìm kiếm)

Câu trả lời gợi ý: Dao, bao diêm và băng dính. ("Băng dính có thể dùng được trong mọi thứ" là một câu đùa khá phổ biến của cộng đồng mạng quốc tế").


6. "Vì sao quả bóng tennis lại có lông?"
(Xerox, một trong những công ty công nghệ tiên phong hàng đầu thế giới. Vị trí Quản lý Khách hàng)

Câu trả lời gợi ý: Lông sẽ giúp giảm vận tốc bóng và khiến bóng không thể nẩy quá cao.





7. "Xét tới tính người, bạn ghét thứ gì nhất?"
(ZocDoc, một dịch vụ y tế trực tuyến. Vị trí: Liên hệ Hoạt động)

Câu trả lời gợi ý:Tính tàn ác.


8. "Bạn sẽ dùng Yelp (Một dịch vụ cung cấp thông tin địa điểm nhà hàng, doanh nghiệp… qua mạng) để tìm ra số lượng doanh nghiệp tại Mỹ như thế nào?"
(Factual, dịch vụ dữ liệu mở. Vị trí: Kỹ sư phần mềm)

Câu trả lời gợi ý:Thực ra để trả lời câu hỏi đó tốt hơn là nên tìm trong Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ. Họ mới là người theo dõi số liệu đó.


9. "Bạn trung thực đến mức độ nào?"
(Allied Telesis, một công ty hệ thống mạng. Vị trí: Trợ lý Điều hành)

Câu trả lời gợi ý: Hoàn toàn trung thực.


10. "Diện tích pizza bị ăn hết ở Mỹ mỗi năm là bao nhiêu?"
(Goldman Sachs, một trong những công ty tài chính hàng đầu Phố Wall. Vị trí: Lập trình viên Phân tích)

Câu trả lời gợi ý: Hơn 3 tỉ foot vuông. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 3 tỷ chiếc pizza được bán ra. Kích cỡ trung bình của pizza là 15 inch.





11. "Bạn có thể hướng dẫn ai đó gấp hạc giấy origami chỉ bằng lời nói hay không?"

(Living Social, công ty thông tin khuyến mại trực tuyến. Vị trí: Liên hệ Khách hàng)

Câu trả lời gợi ý: Chắc là không.



12. "Internet hoạt động như thế nào?"
(Akamai, công ty dịch vụ nội dung Internet. Vị trí: Giám đốc)


Câu trả lời gợi ý: Internet là một chuỗi các máy vi tính được kết nối với nhau, sử dụng cùng một phương thức kết nối có tên Internet Protocol (IP) và một phương thức theo dõi tất cả các địa chỉ IP, có tên là DNS. Bắt đầu từ đây thì câu trả lời sẽ trở nên rất phức tạp…



13. "Nếu có một bộ phim nói về cuộc đời bạn, ai sẽ là người đóng vai bạn, vì sao?"
(SinglePlatform, dịch vụ đăng tải thông tin về doanh nghiệp nhỏ. Vị trí: Tư vấn Bán hàng nội bộ)

Câu trả lời gợi ý: Meryl Streep. Bà ta có thể đóng bất kì nhân vật nào.


14. "Hôm nay là thứ năm; chúng tôi sẽ cử bạn đi tham dự một dự án viễn thông tại Canada vào ngày thứ hai. Vé máy bay và khách sạn đã được đặt, visa đã xong. 5 điều đầu tiên bạn sẽ làm trước khi lên máy bay là gì?"
(ThoughtWorks, công ty phần mềm chuyên phát triển theo mô hình Agile. Vị trí: Cố vấn Cấp thấp)


Câu trả lời gợi ý: Đi đổi tiền. Kiểm tra xem điện thoại của tôi có chế độ chuyển vùng cho Canada chưa. Chào tạm biệt gia đình. Bất cứ điều gì khác, tôi đều có thể làm trên máy bay.






15. "Hãy cho tôi biết các bước và lợi ích của việc đeo dây an toàn trên ô tô?"
(Active Network, công ty phát triển phần mềm quản lý hoạt động. Vị trí: Chuyên viên Ứng dụng Khách hàng)


Câu trả lời gợi ý: Hãy nối 2 đầu kim loại lại với nhau và đến một ngày nào đó nó có thể sẽ cứu mạng bạn.


16. "Bạn đã đi tàu bao giờ chưa?"
(Applied Systems, công ty phần mềm bảo hiểm. Vị trí: Thiết kế Đồ họa)

Câu trả lời gợi ý: Rồi!

Lê Hoàng

Theo BI


















Đăng ký bản tin : Nguon tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục

Được tạo bởi Blogger.

Text Widget

Sample Text

Advertising

Unordered List

Support

Contact

Recent Posts

Definition List