Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Muốn khởi nghiệp phải có kế hoạch





Muốn khởi nghiệp phải có kế hoạch


TT - “Khởi nghiệp” là điều mà sinh viên luôn luôn nghĩ tới nhưng cũng là điều... nghĩ mãi không ra! Làm thế nào, làm gì, làm ra sao?... 
Những băn khoăn đó của sinh viên đã được anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, chia sẻ tại buổi giao lưu “Khởi nghiệp từ tay trắng” vừa diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
nguontinviet.com






Anh Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ: Khi tốt nghiệp ĐH, anh được nhận vào làm việc ở một công ty nhà nước chuyên về khí đốt. Lúc đầu, anh tự vẽ ra cho mình một kế hoạch làm việc khá... hoành tráng với những ý tưởng “khuynh trời đạp đất”. Thế nhưng khi chính thức vào làm việc thì công việc hằng ngày của anh là... pha trà, mua cơm hộp cho anh chị em trong phòng, photo giấy tờ... Thất vọng não nề! Anh bảo: “Lúc đó tôi đưa ra cho mình hai sự lựa chọn: một là ở lại công ty và làm tốt những công việc bình thường, hai là nghỉ việc. Cuối cùng tôi chọn ở lại công ty”. Anh Tuấn Quỳnh nói: “Đừng bao giờ nghĩ những việc làm bình thường đó là vô bổ. Nếu bạn không làm tốt những công việc bình thường thì không ai tin tưởng giao cho bạn những công việc tốt hơn”.

Một sinh viên đặt câu hỏi: “Phải làm sao khi ý tưởng khởi nghiệp của mình bị bạn bè, gia đình phản đối?”. Anh Quỳnh tư vấn: phải có kế hoạch mới thuyết phục được người khác, nhiều bạn chỉ nghĩ tới công việc mà thiếu kế hoạch, nhất là thiếu nghiên cứu thị trường hoặc đánh giá thấp nó. Để khởi nghiệp, bạn phải vẽ ra một dự án kinh doanh, phải viết ra trên giấy rõ ràng, cụ thể và phải có ít nhất ba người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó cùng chia sẻ, phản biện. “Khi đã có kế hoạch cụ thể bạn mới thuyết phục được người khác, thuyết phục được các nhà đầu tư. Các bạn nên nhớ rằng: ý tưởng kinh doanh không quan trọng bằng đội ngũ những người cùng hợp tác với bạn. Tài sản lớn nhất của người làm kinh doanh là mối quan hệ. Chúng ta không thể khởi nghiệp, không thể kinh doanh mà không có mối quan hệ” - anh nói.


Một nữ sinh viên ngành kế hoạch đầu tư phân vân: “Chúng em là sinh viên mới ra trường nhưng các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng thì đòi hỏi kinh nghiệm, vậy tụi em làm gì để có kinh nghiệm?”. Anh Quỳnh chia sẻ: Khi các công ty tuyển dụng sinh viên mới ra trường thì họ hiểu rất rõ sinh viên như thế nào và chỉ khi nào tuyển quản lý cấp cao họ mới đòi hỏi kinh nghiệm. Nhưng họ sẽ đòi hỏi ở sinh viên những điều như: bạn có tham gia công tác đoàn, công tác xã hội, hoạt động thiện nguyện, có giỏi ngoại ngữ không, điểm số môn chuyên ngành có giỏi không...


“Dù làm việc ở vị trí nào, lĩnh vực nào cũng phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực đó. Muốn thế phải có đủ ba điều kiện là: đam mê, thầy giỏi và khổ luyện. Để thành công trong cuộc sống cần phải có ba yếu tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức. Trong ba yếu tố đó, thái độ làm việc là quan trọng nhất bởi kiến thức, kỹ năng có thể học, bổ sung nhưng thái độ làm việc là máu thịt của mỗi người, ít ai thay đổi được” - anh Tuấn Quỳnh nói với các bạn trẻ.


LÊ QUANG PHƯƠNG












Đăng ký: Bản tin Việc Làm




Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục

Được tạo bởi Blogger.

Text Widget

Sample Text

Advertising

Unordered List

Support

Contact

Recent Posts

Definition List